HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ TSCĐ VÀ CCDC ĐÃ HẾT KHẤU HAO
– Xử lý TSCĐ và CCDC đã hết khấu hao?
– TSCĐ đã khấu hao hết vẫn sử dụng?
– Hạch toán tài sản cố định đã hết khấu hao
– Thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết như thế nao?
—> Căn cứ:
–Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về khấu hao
+ Tại Điều 5 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
+ Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
+ Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định
– Tại Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về thuế TNDN
Điều kiện ghi nhận là TSCĐ
– Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
– CCDC: Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
– Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
*** Phân loại: được chia làm 2 loại:
Hao mòn hữu hình
Hao mòn vô hình
+++ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận khi tham gia vào sản xuất kinh doanh. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra hai dạng dưới đây:
Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.
Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do dó sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
+++ Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng và năng suất cao hơn.
—-> Theo đó:
—->Về thuế TNDN
– Đối với tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải quản lý theo dõi trên sổ sách đối với nhưng tài sản này
– Trường hợp Công ty đã khấu hao hết thì vẫn được theo dõi trên sổ sách kế toán nhưng không được trích khấu hao vào chi phí.
– Những chi phí phát sinh như sửa chữa liên quan đến tài sản cố định này đã thỏa mãn điều kiện được tính là chi phí được trừ nếu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
—-> Về sổ sách kế toán
– Trên CĐPS & Sổ cái:
+ TK 211: giữ nguyên nguyên giá tài sản
+ TK 214: giá trị khấu hao tài sản
-> Giá trị tài sản = giá trị khấu hao
– Giá trị thuần tài sản được thể hiện trên Báo Cáo Tài chính tại Bảng Cân Đối Kế Toán: Mẫu bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
+ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014)
1. Tài sản cố định hữu hình [221] = [222] – [223] = 0
– Nguyên giá [222] = Nguyên giá Cân đối phát sinh
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) [223] = Khấu hao Cân đối phát sinh
+( Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016)
1. Tài sản cố định hữu hình [150] = [151] – [152] = 0
– Nguyên giá [151] = Nguyên giá Cân đối phát sinh
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) [152] = Khấu hao Cân đối phát sinh
—-> Về Thanh lý:
– Trên sổ sách số dư TSCĐ sẽ điều chỉnh về = 0
– Để giảm hay loại khỏi sổ sách thì : làm thủ tục thanh lý tài sản
– Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
1. Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
2. Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
3. Quyết định Thanh lý TSCĐ.
4. BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
5. BB Thanh lý TSCĐ.
6. HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
7. Hóa đơn bán TSCĐ
8. Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.
– Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . ./Có TK 711,33311
– Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141,. . .
– Chu Đình Xinh-
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
– Dịch vụ kế toán cho các công ty giá rẻ uy tín
– Hotline 0973761751 (Zalo)
– Dịch vụ kế toán cho các công ty giá rẻ uy tín
– Hotline 0973761751 (Zalo)
Leave a Reply