Hôm này mình xin chia sẻ lại bài viết rất hay này cho anh chi em nhà kế chúng ta về: KINH NGHIỆN LÀM KẾ TOÁN DN GIA CÔNG XUẤT KHẨU
Cũng có mấy bạn nhờ tôi chia sẻ 1 số lưu ý khi làm những doanh nghiệp gia công, đặc biệt gia công xuất khẩu. Nhân tiện sáng nay đang ngồi chơi tôi sẽ chia sẻ với bạn 10 lưu ý sau:
1. Hàng gia công xuất khẩu nước ngoài áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% Theo điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC
2. Hàng gia công xuất khẩu nước ngoài không phải nộp thuế xuất nhập khẩu Theo Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định
3. Theo Điều 56.82 Thông tư 1 số 25/VBHN thì người nhận gia công có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng gia công với cơ quan hải quan
4. Trên tờ khai hải quan phải ghi đúng với chỉ tiêu “Số lượng hàng hóa, giá trị ngoại tệ, tên đơn vị gia công” và phù hợp với nội dung hợp đồng gia công
5. Khi bên nhận gia công xuất trả hàng cho bên nước ngoài thì phải lập Invoice thu phí gia công cho lô hàng đó
6. Khi sản xuất sản phẩm gia công, tất cả các nguyên vật liệu nhận về gia công đều phải xây dựng định mức. Và khi mở tờ khai xuất khẩu (xuất trả lại hàng gia công cho thương nhân nước ngoài) phải căn cứ vào định mức đã khai báo để thanh khoản nguyên vật liệu với cơ quan hải quan. Nếu trong hợp đồng quy định bên nhận gia công mua nguyên vật liệu thêm trong nước thì nguyên vật liệu đó được tính vào giá thành sản phẩm
7. Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 219 Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng quy định: Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
8. Theo khoản 5 Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015 thì “Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.”
9.Tại bên thuê gia công
Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán bên thuê gia công cần lưu ý rằng: các nguyên vật liệu, hàng hóa này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, DN không bán hay cho, tặng mà chỉ vận chuyển sang phía đối tác gia công để thực hiện dịch vụ.
Do đó, kế toán không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang các tài khoản phải thu (TK 131, TK 138) hoặc các tài khoản phải trả (TK 331)
Theo quy định tại điều 27 thông tư 200/2014/TT-BTC, các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được theo dõi ở tài khoản 154.
10. Tại bên nhận gia công
Với bên nhận gia công, các nguyên vật liệu, hàng hóa nhận về để gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không phải tài sản doanh nghiệp.
Vì vậy, kế toán bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hay TK 155, TK 156.
Khi nhận hàng để gia công, DN chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì lập Phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) đối với tiền công gia công và tiền Nguyên vật liệu, phụ liệu …
Còn rất nhiều vấn đề khác nữa nhưng hiện mình bận quá, nên hẹn các bạn ở những bài sau nhé. Frollow mình để cập nhật kiến thức hữu ích về kế toán nhé
Nguồn: sưu tầm
———–0———–
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
– CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)
Để lại một bình luận