KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ lại cho các bạn về:
❌NHỮNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH❌
Trong phạm vi bài viết tôi xin chia sẻ với các bạn các loại gian lận phổ biến trong Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp dưới góc nhìn của KTV và chuẩn mực Kế toán, thiết nghĩ các bạn ở đây nhiều người đã nắm rất rõ về những nội dung tôi nêu bên dưới. Tuy nhiên, cũng có một lượng không ít các bạn chưa có thời gian để tìm hiểu nên tôi note lại những điểm đáng lưu ý để cho những bạn có nhu cầu cần biết có thể tham khảo.
1-Che dấu công nợ và chi phi
– BCTC ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ cao bất thường
– BCTC không trích lập dự phòng hàng tồn kho, thay đổi chính sách khấu hao và không hạch toán chi phí quảng cáo sản phẩm đã chi trong năm.
2-Ghi nhận doanh thu không có thật
– Tạo khách hàng giả thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao hoặc đẩy hàng cho nhà phân phối và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại
– Ký hợp đồng với một số công ty quen biết nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty.
3-Định giá sai tài sản
– Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn.
– Định giá sai các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh.
*LNST tăng đột biến gấp hàng chục lần so với năm trước.
*Lợi nhuận đến từ việc đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp tăng đột biến gấp hàng chục lần so với năm trước.
*DN đầu tư góp vốn sở hữu cổ phần của DN khác nên khoản lợi nhuận này được tính vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của DN
4-Ghi nhận sai niên độ
– Doanh thu và chi phí không được ghi vào đúng kỳ mà nó phát sinh
*ghi nhận không hết doanh thu trong năm
*ghi tăng chi phí không liên quan trong năm.
– KTV sẽ phải tìm ra: Các khoản doanh thu năm chưa được hạch toán, các khoản chi phí không liên quan đến năm tài chính và đề nghị DN điều chỉnh trên BCTC
– Trong các trường hợp Báo cáo kiểm toán (BCKT) có ý kiến ngoại trừ, NĐT cần xem xét mức độ ảnh hưởng của nội dung ngoại trừ đến BCTC của DN. NĐT nên giành sự quan tâm đáng kể cho phần Thuyết minh BCTC hơn là chỉ quan tâm đến các con số trên BCTC
5-Không công bố thông tin đầy đủ
– Không công bố đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC
– Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: *nợ tiềm tàng, *các hợp đồng ủy thác,*thông tin về bên có liên quan, *những thay đổi về chính sách kế toán…“Chính sách kế toán” áp dụng tại DN có nhất quán trong 02 năm liên tiếp hay không; việc thay đổi chính sách kế toán có thể sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới các con số được phản ánh trên BCTC và phải được trình bày trong thuyết minh BCTC nếu DN có thay đổi trong năm
6-Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt là không trích lập dự phòng đầy đủ.
-Trách nhiệm của KTV khi soát xét BCTC là KTV sẽ phải tìm ra các sai sót là trọng yếu và ảnh hưởng tới quyết định của người đọc BCTC và yêu cầu DN không điều chỉnh, nếu DN không điều chỉnh thì KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC của DN
– những vấn đề kiểm toán thường gặp và phải ngoại trừ trong BCTC
– DN có kết quả kinh doanh không như mong muốn;
– Ghi nhận không hết doanh thu trong năm
– Ghi tăng chi phí không liên quan trong năm.
– Không trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào chi phí trong năm.
7-Vốn hóa chi phí: Một trong những gian lận phổ biến nhất trong việc “làm đẹp” Báo cáo Tài Chính là cải thiện lợi nhuận thông qua vốn hóa chi phí không được phép vốn hóa. Đây là một cách trì hoãn hoặc nhập nhằng trong việc ghi nhận chi phí. Với thủ thuật này, các chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ sẽ được ghi nhận lên bảng cân đối thay vì báo cáo lỗ lãi. Các dự án triển khai không thành công sẽ không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản vì không đem lại lợi ích trong tương lai. Từ đó khiến cho chi phí giảm, lợi nhuận tăng, nguồn vốn và tài sản tăng do chuyển đổi chi phí thành tài sản.
Một số loại chi phí có nhiều khả năng dễ bị gian lận khi vốn hóa chi phí, bao gồm:
Chi phí khởi nghiệp; Chi phí nghiên cứu và phát triển; Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng; Chi phí phát triển phần mềm; Chi phí xây dựng websites; Chi phí phát triển tài sản cố định vô hình; Chi phí quảng cáo; Chi phí đi vay; Chi phí hoãn lại và chi phí trả trước khác.
A. Gian lận trong vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình
Khoản chi phí phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau để đủ điều kiện vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình (Development costs) theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38/VAS 03:
oChắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp;
oDoanh nghiệp có dự định hoàn thành để sử dụng hoặc bán nó;
oDoanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoàn thành;
oDoanh nghiệp có năng lực để hoàn thành và sử dụng hoặc bán nó;
oDoanh nghiệp có đủ tính khả thi về mặt kỹ thuật để hoàn thành;
oChi phí bỏ ra có được đo lường chính xác và đáng tin cậy.
DN rất dễ nhập nhằng trong việc ghi nhận các chi phí nghiên cứu và phát triển.
-Các chi phí nghiên cứu trong kỳ phải được tính là chi phí hoạt động trên Báo cáo Thu nhập.
-Chi phí phát triển phải có đủ cả 6 điều kiện vốn hóa như trên mới được phép vốn hóa và ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán.
B. Gian lận trong vốn hóa Chi phí đi vay: Chi phí đi vay được vốn hoá khi có đủ các điều kiện quy định sau:
oChi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang;
oChi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó;
oChi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Gian lận có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp vay một khoản vay có giá trị lớn cho cả mục đích đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh. Nhưng phần lớn giá trị khoản vay được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (giả sử khoảng 90% giá trị hợp đồng) và một phần nhỏ được sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng (10% giá trị hợp đồng). Thay vì ghi nhận chi phí vốn hóa theo đúng tỷ lệ lãi vay dành cho hoạt động đầu tư xây dựng (10%), doanh nghiệp sẽ thực hiện vốn hóa toàn bộ Chi phí đi vay (100%) nhằm mục đích gian lận làm tăng lợi nhuận.
— Sưu tầm.
Đừng quên gửi kết bạn để theo dõi tin tức mỗi ngày.
———0———
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
– CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)
Để lại một bình luận