1

LÀM SAO XÁC ĐỊNH ĐƯỢC HẠCH TOÁN NỢ CÓ CỦA 1 NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH XẢY RA

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Tham khảo và chia sẻ lại cho anh chị em về: LÀM SAO XÁC ĐỊNH ĐƯỢC HẠCH TOÁN NỢ CÓ CỦA 1 NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH XẢY RA.

Dành cho các bạn nào đang tự học kế toán trên Bộ sách BÍ QUYẾT TỰ HỌC KẾ TOÁN MÀ CHƯA BIẾT XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NỢ CÓ CỦA 1 NGHIỆP VỤ THÌ XEM NHÉ.

Trả lời: Làm theo trình tự sau nhé, sẽ biết hạch toán nợ có
1. Một: Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản TT200 là cái trước tiên
2. Hai: Nhớ nguyên tắc 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra ảnh hưởng ít nhất 2 tài khoản (Tức ảnh hưởng 3 tài khoản vẫn được). Trong đó phải có 1 tài khoản ghi nợ và 1 tài khoản ghi có (Hoặc 2 có 1 nợ hoặc 2 nợ 1 có). Tổng số tiền bên nợ phải bằng tổng số tiền bên có
3. Ba: Phải học thuộc tính chất của tài khoản từ loại 1 đến loại 9
+TK loại 1;2: Tăng ghi bên nợ. Giảm ghi bên có. SDĐK, SDCK nằm bên nợ
+Tài khoản 3;4 ngược lại với loại 1;2. Tăng ghi bên Có. Giảm ghi bên Nợ. SDĐK, SDCK nằm bên Có
+Tài khoản từ loại 5-9 là không có số dư. Tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có về mặt số tiền
+Đồng thời phải biết được định nghĩa của tài khoản loại 1;2 nó khác với loại 6,8 chỗ nào. Vì đây là đầu vào, mua vào thì chỉ ghi loại 1,2 hoặc loại 6,8 mà thôi.
NOTE: Cần phải định nghĩa được TÀI SẢN 1;2 LÀ GÌ. NGUỒN VỐN 3;4 LÀ GÌ. CHI PHÍ 6;8 LÀ GÌ.
4. Bốn:Sau khi đã nắm được từ SỐ 1 đến SỐ 3 rồi thì lúc này cầm trên tay bộ chứng từ mà phân tích nghiệp vụ thôi. Một khi đã xác định 1 tài khoản ghi nợ trong bộ chứng từ thì tài khoản còn lại phải ghi có và ngược lại, không nhất thiết phải phân tích hết 2 tài khoản để làm gì cho mất thời gian (Luôn luôn như vậy)

Ví dụ để áp dụng 4 bước:
• Rút tiền gửi ngân hàng VCB nhập quỹ tiền mặt là 20 triệu
Giải:
+Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 tài khoản là 1121 và 1111. Cả 2 tài khoản này đều là loại 1. Nếu không học thuộc danh mục thì đâu biết ảnh hưởng tài khoản 1121 và 1111
+Tiền mặt (1111) tăng ghi nợ thì tài khoản còn lại 1121 sẽ ghi có (luôn luôn như vậy)
+Nợ 1111 Có 1121: 20 triệu
Ghi sổ Nhật ký chung
Sổ cái 1121;1111
Ghi sổ chi tiết của ngân hàng VCB
• Chi tiền mặt trả tiền thuê văn phòng tháng 4/2019 là 10 triệu
Giải
+Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 tài khoản là chi phí 6427 và 1111. 1 tài khoản loại 1 và 1 tài khoản loại 6. Nếu không học thuộc danh mục thì đâu biết ảnh hưởng tài khoản 6427 và 1111
+Tiền mặt (1111) giảm ghi có do chi ra thì tài khoản còn lại 6427 sẽ ghi nợ (luôn luôn như vậy)
+Nợ 6427 Có 1111: 10 triệu
Ghi sổ Nhật ký chung
Sổ cái 6427;1111
Không ghi Sổ chi tiết vì 2 sổ cái đó không có đối tượng
• Khách hàng A ứng triền trước 20 triệu bằng tiền mặt
Giải
+Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 tài khoản là 1111 và 131 khách hàng A. Cả 2 tài khoản này đều là loại 1. Nếu không học thuộc danh mục thì đâu biết ảnh hưởng tài khoản 131 và 1111
+Tiền mặt (1111) tăng ghi nợ thì tài khoản còn lại 131 sẽ giảm và ghi có (luôn luôn như vậy)
+Nợ 1111 Có 131: 20 triệu
Ghi sổ Nhật ký chung
Sổ cái 1111;131
Sổ chi tiết đối tượng A của phải thu khách hàng A
Nguồn : Thầy Bùi Hải

———-0———-

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x