Bài viết hôm nay KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo xin chia sẻ với các bạn cách làm BCTC trên Excel, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và giúp các bạn có thể học tự học tại và nghiên cứu.
1. Hướng dẫn cách lập bảng Cân đối phát sinh năm:
Lập tương tự như Cân đối phát sinh tháng, với số liệu tổng hợp từ BNL của cả năm.
– Cột mã TK, tên TK: Copy danh mục đầy đủ từ DMTK về.
– Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở CĐPS tháng 1 về ( phần dư đầu kỳ)
– Cột phát sinh Nợ, Phát sinh có: Dùng SUMIF tổng hợp tất cả các tháng ở BNL về
– Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Dùng hàm MAX
– Dòng tổng cộng dùng hàm SUBTOTAL
– Tại phần chỉ tiêu BCTC, cột TS, DT, CP (Tài sản, Doanh thu, Chi phí) và cột NV (Nguồn vốn): bạn cần xác định xem các TK trên CĐPS
năm ứng với những chỉ tiêu nào trên “Bảng cân đối kế toán” và “BC kết quả kinh doanh” thì gắn mã số của chỉ tiêu đó cho TK tương ứng.
Ví dụ: Trên CĐKT chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” có mã số 110. Chỉ tiêu này ứng với các TK 111, 112 trên CĐPS năm. Vậy bạn nhập vào cột “TS, DT, CP” dòng TK 111, 112 mã số “110”. Cách làm này thực hiện tương tự cho các TK còn lại
2.Bảng cân đối kế toán ( CĐKT )
– Bảng CĐKT lập theo thời điểm cuối năm tài chính
– Để bảng cân đối kế toán đúng thì tổng Tài Sản phải bằng tổng Nguồn Vốn
Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Bảng Cân Đối Kế toán “ năm trước.
Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:
– Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
– Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.
– Dãy tính tổng: là cột Dư nợ đối với các mã số thuộc phần tài Sản, cột Dư có đối với các mã số thuộc phần nguồn vốn.
Chú ý: Đối với các Mã số như mã số 132 “Trả trước cho người bán”. Mã số 313 “Người mua trả tiền trước”. Các mã số trong ngoặc đơn (*) như mã số 212 “Giá trị hao mòn lũy kế” phải ghi âm. Mã số 417 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải bù trừ Nợ/Có (Nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm).
3.Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( BCKQHĐKD)
– Bảng BCKQHĐKD lập cho thời kỳ- là tập hợp kết quả kinh doanh của một kỳ
Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “ Báo cáo kết quả kinh doanh “ năm ttrước
Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:
– Dãy điều kiện: là cột “TS, DT, CP” trên CĐPS năm.
– Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD
– Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.
Chú ý: với chỉ tiêu 11 – Giá vốn bán hàng, chỉ tiêu này không bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, trong khi số liệu trên CĐPS năm là tổng giá vốn đã bao gồm giá vốn bán hàng bị trả lại, vậy bạn phải trừ đi giá vốn của hàng bán bị trả lại.
4.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( LCTT )
– Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh Nghiệp.
– Để BCLCTT đúng thì chỉ tiêu ( 70 ) trên LCTT phải bằng chỉ tiêu ( 110 ) trên bảng CĐKT
– Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “ năm trước.
– Cột Số năm nay :
Để lập được báo cáo này, bên BNL bạn xây dựng thêm một cột “Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ”.
Bước 1: Bôi đen toàn bộ dữ liệu của cả kỳ kế toán và đặt lọc.
Bước 2: Tại cột định khoản Nợ/Có bạn lọc lên TK 111, khi đó toàn bộ các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt được hiện lên.
Bước 3: Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc khi đó bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ tiêu nào trên “Báo cáo LCTT“ thì bạn gắn mã số của chỉ tiêu đó cho nghiệp vụ tương ứng. Nếu nội dung lọc lên mà không biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào Thu khác hoặc Chi khác từ hoạt động kinh doanh
Bước 4: Sau khi thực hiện xong tất cả các TK đối ứng của TK 111 thì bạn thôi lọc tại cột TK đối ứng -> Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 112 và thực hiện quy trình tương tự như với TK 111. Thực hiện xong bạn thôi lọc ở tất cả các cột.
Bước 5: Sau khi đặt xong chỉ tiêu cho tất cả các nghiệp vụ liên quan đến 111 và 112. Tại cột Số năm nay của Báo cáo LCTT bạn đặt hàm SUMIF cho từng chỉ tiêu, với:
– Dãy điều kiện là cột “Chỉ tiêu lcTT” trên BNL
– Điều kiện cần tính là các mã số trên Báo cáo LCTT
– Dãy ô tính tổng: đối với các chỉ tiêu Thu là cột phát sinh Nợ của BNL, đối với các chỉ tiêu chi là cột phát sinh Có của BNL
Bước 6: Sau khi đặt công thức xong bạn copy công thức tại ô chỉ “Thu” tới các chỉ tiêu “Thu” còn lại. Đối với các chỉ tiêu “Chi” bạn cần đặt dấu trừ (-) đằng trước, sau đó copy công thức đó tới các chỉ tiêu “Chi” còn lại.
Bước 7: bạn dùng hàm SUM tính tổng các chỉ tiêu 20, 30, 40, 50, bạn tính ra chỉ tiêu 60 từ tiền mặt và Tiền gửi đầu năm. Tính ra chỉ tiêu 70 sau đó đối chiếu chỉ tiêu 70 với chỉ tiêu 110 trên CĐKT mà khớp nhau thì BC LCTT của bạn đã làm đúng.
5. Thuyết minh báo cáo tài chính :
Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: bảng CĐKT, báo cáo KQKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các bạn căn cứ vào Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ ( trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách làm BCTC trên Excel, hy vọng các bạn làm tốt việc của mình.
KẾ TOÁN HÀ NỘI CHÚC CÁC BẠN NHIỀU THÀNH CÔNG!
Để lại một bình luận