1

GIẢI TRÌNH CHÊNH LỆCH BHXH VỚI DỮ LIỆU QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Hướng dẫn anh chị em nhà Kế chúng mình về: GIẢI TRÌNH CHÊNH LỆCH BHXH VỚI DỮ LIỆU QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN vừa nhanh vừa hiệu quả nhất nhé.

Thời gian vừa qua, chắc có nhiều bạn kế toán cũng từng làm việc này. Cá nhân mình có ghi chép lại các bước mình giải trình với phía BHXH như dưới đây. Chia sẻ để mn tham khảo:

1, Căn cứ vào yêu cầu từ phía BHXH, mình xác định: Có bao nhiêu lao động trong danh sách chênh lệch? Những lao động này vì sao có sự chênh lệch (thường thì cuối mỗi năm BCTC, mình thường note lại các vấn đề trọng yếu để sau này tiện giải trình).

2, Xem xét yêu cầu hồ sơ từ phía BHXH gồm những gì? Thời gian giải trình là khi nào? (Nếu không kịp thời gian chuẩn bị hồ sơ thì chủ động xin lùi thời gian với cơ quan BH).

3, Note chi tiết lý do các trường hợp có chênh lệch ở mục 1 vào để mang theo đến giải trình cho BH.

4, Chuẩn bị hồ sơ lần lượt theo yêu cầu của phía BH:
Thông thường sẽ có:
– Thang bảng lương của DN.
– Hồ sơ NLĐ có chênh lệch: Hợp đồng, hồ sơ cá nhân, Căn cước công dân, bảng nghiệm thu khối lương (với HĐ khoán), thanh lý hợp đồng…
– Bảng chấm công.
– Bảng lương.
– Phiếu thanh toán tiền lương, tiền công.

5, Nộp tiền BH đầy đủ.

6, Sau khi chuẩn bị đầy đủ 5 mục trên thì sẽ tới cơ quan BH để giải trình. Thông thường sẽ có các nguyên nhân chênh lệch như sau:
– NLĐ thử việc, nhưng hết thời gian thử việc NLĐ ko đạt tiêu chuẩn làm việc tại đơn vị: Trường hợp này sẽ có hợp đồng thử việc, CCCD, phiếu đánh giá sau thử việc, bảng chấm công, bảng lương và phiếu thanh toán tiền lương.
– NLĐ ngoài độ tuổi lao động: Hợp đồng, CCCD, bảng chấm công, bảng lương và phiếu thanh toán tiền lương.
– NLĐ nghỉ việc trong tháng từ 14 ngày trở lên: Lưu ý chỗ này là nghỉ việc trong tháng từ 14 ngày trở lên, chứ ko phải là làm việc dưới 14 ngày nhé. Nhiều cơ quan BHXH bắt bẻ và truy thu chỗ này: Hợp đồng, CCCD, bảng chấm công, bảng lương và phiếu thanh toán tiền lương.
– NLĐ có hợp đồng khoán việc: Hợp đồng giao khoán, CCCD, phiếu nghiệm thu khối lượng, BB thanh lý, phiếu thanh toán tiền, danh sách đội khoán (nếu theo đội).
– NLĐ đã đóng BH ở nơi khác.
Nếu có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để giải trình, và quan trọng là đã nộp đầy đủ tiền BHXH, thì cơ quan BH cũng không có gì bắt bẻ. 2 bên sẽ chốt lại biên bản kiểm tra và ký xác nhận.
Lưu ý trước khi ký biên bản thì cần đọc thật kỹ để tránh các lỗi sai sót do đánh máy, thiếu dấu,…
-Kieu Thi Kim Dung-

———0O0———

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x