1

Tình huống thuế giá trị gia tăng áp dụng từ ngày 01/07/2013

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Trung tâm kế toán Hà Nội xin chia sẻ một vài tình huống thuế giá trị gia tăng mới được áp dụng từ ngày 01/07/2013 để kế toán có thể cập nhật và xử lý tốt nhất các nghiệp vụ kế toán đem lại hiệu quả công việc. Các vấn đề, tình huống thuế giá trị gia tăng luôn là những khúc mắc được nhiều các bạn kế toán mới ra trường quan tâm. 

Câu hỏi: Hoạt động cho vay của các doanh nghiệp và của các cá nhân không phải là tổ chức tín dụng thực hiện có phải nộp thuế GTGT hay không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 8.a Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng thì đối tượng không chịu thuế GTGT chỉ là: Dịch vụ cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng cung ứng…
Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp phát sinh nhiều vướng mắc khi phải kê khai nộp thuế GTGT khi các doanh nghiệp hỗ trợ nhau cho vay vốn, hoặc vay vốn của các cá nhân, cổ đông để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1551/TTg-KTTH ngày 26/9/2012 Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và sau đó Bộ Tài chính đã có công văn số 17164/BTC-TCT ngày 11/12/2012 hướng dẫn không thu thuế đối với hoạt động này. Đồng thời, tại Thông tư số 65/2013TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi,bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 đã quy định nội dung này.
Cụ thể, tại khoản 1, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC quy định:
Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 Chương I như sau:
“a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: (bỏ do các tổ chức tín dụng cung ứng tại khoản 8. a Thông tư số 06/2012/TT-BTC)
– Cho vay;
– Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
– Bảo lãnh ngân hàng;
– Cho thuê tài chính;
– Phát hành thẻ tín dụng;
– Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
– Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp.
Theo đó khoản thu về lãi tiền cho vay mà pháp luật không cấm của tổ chức, cá nhân (Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật) không phải là tổ chức tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty cổ phần A ký hợp đồng cho Doanh nghiệp T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi. Khoản lãi do Công ty cổ phần A nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Câu hỏi: Thông tư số 65/2013TT-BTC quy định doanh nghiệp cho nhau vay không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp đã xuất hóa đơn chịu thuế GTGT 10% rồi thì xử lý như thế nào?
Trả lời: Trường hợp từ ngày 01/3/2012 (ngày có hiệu lực của Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/0/12012) cơ sở kinh doanh không phải là tổ chức tín dụng đã lập hóa đơn, tính thuế GTGT đối với khoản lãi cho tổ chức, cá nhân khác vay vốn thì các bên lập hóa đơn điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh lại khoản lãi tiền vay về đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp
các bên không thực hiện điều chỉnh hóa đơn đã lập, nếu tổ chức vay vốn sử dụng vốn vay phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định căn cứ hóa đơn GTGT của bên cho vay.

Câu hỏi: Trường hợp nào ngân hàng bán tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay phải kê khai nộp thuế GTGT và trường hợp nào thì không phải kê khai nộp thuế GTGT?
Trả lời: – Tại khoản 1, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC quy định:
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế GTGT, trừ trường hợp là hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 (nằm trong danh mục 26 nhóm hàng không chịu thuế GTGT).

Ví dụ 2: Trường hợp Công ty TNHH A thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B. Hết thời hạn vay theo hợp đồng tín dụng, Công ty A không có khả năng trả nợ, Ngân hàng B bán tài sản đảm bảo tiền vay (kể cả trường hợp đã chuyển quyền hoặc chưa chuyển quyền sở hữu tài sản cho Ngân hàng B) để thu hồi nợ thì tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”
– Tại khoản 4, Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC quy định:
Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Ví dụ 3: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.
Theo đó, nếu ngân hàng bán tài sản đảm bảo tiền vay của người nộp thuế (tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) thì phải nộp thuế GTGT. Còn nếu ngân hàng bán tài sản đảm bảo tiền vay của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh thì dù tài sản đó thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thì cũng không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản đó.

Câu hỏi: Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, được quy định như thế nào?
Trả lời: Tại điểm 2, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn:
Sửa đổi bổ sung điểm a Khoản 11 Điều 4 – Đối tượng không chịu thuế GTGT của Thông tư số 06/2012/TT-BTC, các dịch vụ sau đây không chịu thuế GTGT:
Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghiệp) bao gồm các hoạt động thu dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phôi; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác.
Ngoài các dịch vụ không chịu thuế GTGT kể trên, trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ như dịch vụ lau dọn văn phòng, lau dọn nhà cửa thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Ví dụ 4: Công ty B cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển gạch ngói, vữa… phế thải của Công ty xây dựng A thì dịch vụ này không chịu thuế GTGT; Công ty TNHH B cung cấp dịch vụ lau dọn văn phòng cho đơn vị C, cung cấp dịch vụ lau chùi hành lang, cầu thang cho chung cư H thì các dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Câu hỏi: Cách lập hóa đơn chứng từ đối với khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư số 06/2012/TT-BTC thì các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thuộc diện không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Để làm rõ cách lập chứng từ cho các trường hợp này, tại khoản 3, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Theo đó nếu doanh nghiệp nhận các khoản thu trên bằng tiền thì bên nhận không lập hóa đơn mà lập chứng từ thu, nhưng nếu nhận không hỗ trợ bằng tiền mà bằng hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp nhận bồi thường kê khai thuế theo quy định.
Kế toán hà nội xin đưa ra một tình huống thuế giá trị gia tăng như sau:

Ví dụ 5: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
Doanh.nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị huỷ hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.
Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước cho doanh nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được.
Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá
thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1 % x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.

Câu hỏi: Giá đất được trừ khi tính thuế GTGT đối với trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, để cho thuê được quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 9, Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC quy định: Giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
Giá đất được trừ để tính thuế GTGT cho trường hợp này
được quy định tại điểm 4, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Sửa đổi, bổ sung điểm a3, khoản 9, Điều 7 Mục 1 Chương II Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:
“a.3) Trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, để cho thuê giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.”

Ví dụ 6: Công ty cổ phần VN-KR có ngành nghề kinh doanh đầu tư, kinh doanh hạ tầng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Công ty được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất 1 lần để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để thực hiện dự án; thời hạn thuê đất là 50 năm. Diện tích đất thuê là 300.000 m2, giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là 82.000đ/ m2. Tổng số tiền thuê đất phải nộp là 24,6 tỷ đồng. Công ty không được miễn, giảm tiền thuê đất. Sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng, Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê là 49 năm, diện tích đất cho thuê là 16.500m2, đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là 450.000đ/m2 cho cả thời gian thuê, giá đã bao gồm thuế GTGT).
Giá đã có thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng
trong cả thời gian cho thuê (49 năm) đối với Công ty cổ phần VN-KR cho nhà đầu tư thuê được xác định là:
16.500 m2 x (450.000 – 82.000) = 6,072 tỷ đồng.
Giá chưa có thuế GTGT được xác định là: 6,072 tỷ: (1+
0,1) = 5,52 tỷ.
Thuế GTGT là: 5,52 tỷ x 10% = 0,552 tỷ.

Câu hỏi: Giá đất được trừ khi tính thuế GTGT đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của dân và được phép chuyển mục đích sử dụng được quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 9, Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chưa quy định trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyên sử dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở…để bán. Theo đó, khoản 5, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính bổ sung thêm vào điểm a.6 tại điểm a, khoản 9, Điều 7 nội dung này như sau:
“a.6) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở… để bán thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGT là giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng từ người dân và các chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử
dụng đất nộp NSNN để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân có đất chuyển nhượng nếu các bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp thay)”.

Câu hỏi: Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ giá đất được trừ được bổ sung mới như thế nào?
Trả lời: Điểm b, khoản 9, Điều 7 Thông tư sổ 06/2012/TT-BTC về giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản quy định:
b. Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây
dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
Để hướng dẫn cụ thể thêm nội dung này, tại điểm 6, Điều 1 Thông tư số 65/2013/TT-BTC bổ sung thêm đoạn cuối điểm b, Khoản 9, Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC, theo đó nội dung mới như sau:
“Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì giá đất được trừ được tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án trên tổng số tiền theo hợp đồng hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất được trừ theo quy định.”

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x