1

Tài khoản 138 phải thu khác

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

tk138

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI THAM KHẢO VÀ CHIA SẺ

TÀI KHOẢN 138 – PHẢI THU KHÁC

I. Khái niệm:
Tài khoản 138 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các Tài khoản phải thu (131, 133) và tình hình thanh toán về các khoản phải thu này.

Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:
1. Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
2. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn,. . . đã được xử lý bắt bồi thường;
3. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi;
4. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
5. Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác,. . .
6. Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa,. . .
7. Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;.
8. Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138 – Phải thu khác:
Bên Nợ:
– Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
– Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
– Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước;
– Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính;
– Các khoản nợ phải thu khác.
Bên Có:
– Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
– Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa công ty nhà nước;
– Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
Tài khoản 138 – Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.
Chỉ hạch toán vào Tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.
Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 1381.
– Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa,. . .
– Tài khoản 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK 1381, 1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản;. . .

>>>  Cách định khoản tài khoản 138 – Phải thu khác 

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x