1

Hệ thống tài khoản kế toán

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Trung tâm kế toán Hà Nội tham khảo và chia sẻ với các bạn về: Hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi, nhập xuất tiền, tài sản trong thi hành án, kết quả hoạt động thi hành án ở đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án.

– Tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam gồm có nhiều bảng hệ thống khác nhau theo từng loại hình, nó dùng để phân loại các tài khoản từ loại 0 – 9, các định khoản kinh tế theo trình tự, đơn vị này quy định thống nhất về các loại tài sản, ký hiệu, tên gọi của tài khoản kế toán.

Nhằm giúp cho các bạn kế toán dễ dàng tra cứu tài khoản bằng ứng dụng Android hệ thống tài khoản kế toán, giúp các bạn.
– HTTKKT theo quyết định 48.
HTTKKT doanh nghiệp theo quyết định 48 mới nhất, đây là ứng dụng HTTKKT của android, các bạn có thể tra cứu thông tin tài khoản kế toán trong bảng dưới đây một cách chi tiết nhất.
HTTKKTtheo quyết định 48 được Bộ Tài Chính Ban Hành và áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
– HTTKKT theo quyết định 15.
HTTKKT doanh nghiệp theo quyết định 15 đầy đủ và chính xác, luôn cập nhật mới một cách chi tiết và đầy đủ cho các bạn.
HTTKKT doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ này.
– HTTKKT hành chính sự nghiệp.
Hệ thống kế toán Hành chính sự nghiệp xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của HTTKKT doanh nghiệp và HTTKKT nhà nước.
– HTTKKT ngân hàng (nghiệp vụ tín dụng).
Hệ thống kế toán này áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng được thành lập và hoặc động theo Luật các Tổ chức tín dụng.
Các Tổ chức tín dụng chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong HTTKKT khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
– Quy trình hạch toán chi tiết từng tài khoản.
– Mẹo xử lý nhanh tài khoản và nhớ lâu hơn.

Định khoản nhanh:

  • Xác định đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau.
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi một bên, nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên.
  • Tổng số bên Nợ = tổng số bên Có.
  • Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có (tuy nhiên lưu ý biến động tăng bên nào thì có số dư bên đó).
  • Tổng TS = tổng NV.

Kết luận:
– Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
Ghi bên Nợ – Khi phát sinh tăng.
Ghi bên Có – Khi phát sinh giảm.
– Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
Ghi bên Có – Khi phát sinh tăng
Ghi bên Nợ – Khi phát sinh giảm:

Nhớ lâu hơn tài khoản kế toán:
– Loại tài khoản đầu 1 – Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn”
– Loại tài khoản đầu 2 – Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn”
– Loại tài khoản đầu 3 – Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
– Loại tài khoản đầu 4 – Là loại tài khoản “Nguồn vốn chủ sở hữu”
– Loại tài khoản đầu 5 – Là loại tài khoản “Doanh thu”
– Loại tài khoản đầu 6 – Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
– Loại tài khoản đầu 7 – Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
– Loại tài khoản đầu 8 – Là loại tài khoản “Chi phí khác”
– Loại tài khoản đầu 9 – Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Tập hợp CP và DT)
– Loại tài khoản đầu 0 – Là loại tài khoản “ngoài bảng”

Như vậy:
– Nói đến Tiền thì nhớ đến TK đầu 1
– Nói đến TSCĐ – Chi phí dài hạn thì nhớ đến TK đầu 2
– Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
– Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
– Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
– Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
– Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.

Chú ý:
– TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN
– TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN

Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
B. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 25. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán

1. Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi, nhập xuất tiền, tài sản trong thi hành án, kết quả hoạt động thi hành án ở đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án.

2. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án hình thành hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị này quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi và nội dung ghi chép của từng tài khoản.

3. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

4. Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi kép”, nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.

5. Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý như: Ngoại tệ các loại…những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, như: Tài sản kê biên…

6. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi đơn” nghĩa là khi ghi vào một bên của một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với bên nào của các tài khoản khác.

Điều 26. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán và lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

1. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự gồm 5 loại: Loại 1, Loại 3, Loại 5, Loại 6 là các loại tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

– Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân;

– Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2);

– Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp 3);

– Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009.

2. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản

Các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Trường hợp Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cần mở thêm Tài khoản cấp 1 (các tài khoản 3 chữ số) ngoài các Tài khoản đã có hoặc cần sửa đổi, bổ sung Tài khoản cấp 2 hoặc cấp 3 trong Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư này phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Điều 27. Danh mục tài khoản kế toán, giải thích kết cấu, nội dung và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x