KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ cho các bạn về: Khi nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử?
Quy định về thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử theo lộ trình tại nghị định 123/2020/NĐ-CP
Trước khi chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ thì thời điểm bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử là từ ngày 01/11/2020
(Theo khoản 2 điều 35 của nghị định 119/2018/NĐ-CP).
Nhưng đến ngày 19 tháng 10 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hoá đơn điện tử như sau:
“2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
“4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
=> Như vậy, không còn bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/11/2020.
Đồng thời các Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.
Nhưng Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.
Lộ trình thực hiện bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Từ ngày 19/10/2020:
* Đối tượng 1: Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang sử dụng hóa đơn giấy (đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua của cơ quan thuế) trước ngày nghị NĐ 123/2020/NĐ-CP được ban hành (Trước ngày 19/10/2020) thì:
– Được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/06/2022.
– Trường hợp từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/06/2022, Cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP hoặc nghị định 119/2018/NĐ-CP:
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy (Đặt in, tự in, mua của CQT) thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.
* Đối tượng 2: Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang sử dụng hóa đơn điện tử (có mã của CQT hoặc không có mã của CQT) đã phát hành trước ngày nghị NĐ 123/2020/NĐ-CP được ban hành (Trước ngày 19/10/2020) thì:
– Được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng đến hết ngày 30/06/2022.
– Trường hợp từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/06/2022, Cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP hoặc nghị định 119/2018/NĐ-CP:
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
+ Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.
* Đối tượng 3: Doanh nghiệp thành lập mới (từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/06/2022)
– Được phát hành và sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của CQT (hóa đơn giấy)
– Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
+ Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế (áp dụng hóa đơn điện tử)
+ Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy (hóa đơn tự in/đặt in) thì phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
Từ ngày 01/7/2022: Bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử
4. Câu hỏi được nhiều người quan tâm:
Doanh nghiệp đã và đang sử dụng hình thức hóa đơn đặt in/tự in, nay muốn sử dụng thêm hình thức hóa đơn điện tử có được không?
Theo khoản 3 điều 7 của Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì:
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Tuy nhiên cần chú ý là: Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.
KẾ TOÁN HÀ NỘI CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Leave a Reply