1

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ lại cho chị em nhà kế về cách: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
 

Trong quá trình làm việc với ngân hàng để làm một hợp đồng vay mới hoặc tiếp tục gia hạn hợp đồng. Một số các bạn kế toán không tự tin làm báo cáo, phải thuê một đơn vị khác rất tốn kém.
Dưới đây là chia sẻ của bản thân mình về cách lập báo cáo khi vay vốn hoặc tái cấp hạn mức cho doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Các chỉ số kinh doanh có đảm bảo sẽ trả được gốc lẫn lãi cho ngân hàng không, độ rủi ro của việc cho vay. Đồng thời việc lập báo cáo tài chính thể hiện nguồn vốn kinh doanh trong một doanh nghiệp. Thể hiện số tài sản cố định và tài sản lưu động và là căn cứ để thực hiện thủ tục giải ngân.

 
>>Bộ báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
1. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Bảng cân đối kế toán
4. Lưu chuyển tiền tệ
5. Yêu cầu các báo cáo chi tiết
+ Báo cáo hàng tồn kho
+ Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
+ Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp
+ Ngoài ra 1 số ngân hàng yêu cầu về bảng lương chi tiết.
+ Báo cáo doanh thu chi tiết theo khách hàng.
 
>> Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
1. Thứ nhất. Một số chỉ tiêu trên BCTC bắt buộc phải thật, minh bạch
– Số dư tài khoản ngân hàng 112 phải khớp với số dư trên sao kê sổ phụ trên từng ngân hàng. Vì số liệu ngân hàng là cố định, minh bạch, bạn không can thiệp được.
– Các tài khoản vay dài hạn và ngắn hạn tại các ngân hàng. Vì các món vay này ngân hàng có thể dễ dàng tra được thông tin vay ngân hàng của bạn để xác minh số liệu có thật sự đúng hay không.
– Các khoản nộp thuế nhà nước, thuế GTGT còn được khấu trừ
 
2. Thứ hai: Báo cáo sạch đẹp thì chắc chắn là báo cáo phải thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi (đây là cách tốt nhất để NH quyết định giải ngân hay ko)
Thu – chi phí = Lợi nhuận.
** Thu của DN đến từ 3 nguồn: —Không nên sửa
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính
+ Thu nhập khác
** Chi phí
– Chi phí lương giảm bớt. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp dễ dàng chế biến nhất. Đa số các doanh nghiệp sẽ đều can thiệp chế biến khoản chi phí tiền lương để lợi nhuận tăng cao.
– Điều chỉnh thời gian tính khấu hao dài hơn, chi phí khấu hao tài sản cố định giảm.
– Cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất ( nếu có)
 
4. Thứ ba: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp phải yêu cầu
** Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn. —> kiểm tra xem doanh nghiệp có đang hoạt động vốn vay có hiệu quả không. Từ đó đánh giá khả năng thanh toán.
Tỉ số này phải lớn hơn 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính>>>Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh.
Nếu tỷ số này <1—> doanh nghiệp đang bị mất dần khả năng thanh toán.
TH này chúng ta cần phải CHÚ Ý phân loại nợ ngắn hạn, nợ dài hạn rõ ràng.
** Khả năng thanh toán nhanh= (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho )> nợ ngắn hạn
Thể hiện khả năng huy động TM và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp ứng việc thanh toán nợ.
Hệ số này quá nhỏ, cty sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng. NH có thể từ chối ko cho vay
** Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt. Vì càng nợ ít sẽ càng tốt.
** Tỷ suất tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn , hệ số này càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng
** Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này cho khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm.
** Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này không nên để quá cao hoặc quá thấp. Cao nghĩa là hàng bán chậm bán hàng kém hiệu quả, mà thấp quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
** Vòng quay Vốn lưu động = Doanh thu/vốn lưu động bình quân. Hệ số này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng xây dựng,… thì không quá cao cũng được.
Hệ số này thể hiện khả năng thu hồi vốn.
 
4.Thứ tư: Một số lưu ý khác trong BCTC vay vốn ngân hàng
Báo cáo tài chính phải để số dư trên tiền mặt thấp vì nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp khó có thể giải trình lý do vì sao phải đi vay vốn ngân hàng.
– Tài sản ngắn hạn phải đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng. Vì tài sản ngắn hạn là khoản có tính thanh khoản cao, dễ dàng quy đổi ra tiền mặt, không mất cân đối tài chính trả nợ vay đúng kỳ.
– Nâng giá trị máy móc, tài sản của doanh nghiệp lên để có nguồn tài sản đảm bảo lớn.Vì ngân hàng cũng không đủ chuyên môn để biết hết giá trị thực của máy móc thiết bị tại mỗi doanh nghiệp. Ngân hàng dễ dàng cho doanh nghiệp vay nếu có tài sản thế chấp cao.
– Số dư trên tài khoản 331 thấp, đảm bảo trả nợ nhà cung cấp đúng hạn => Nâng cao uy tín doanh nghiệp trong việc trả nợ vay.
P/s: Sau khi bạn làm theo hướng dẫn của mình rồi, để chắc cú bạn gửi báo cáo đó cho bạn phụ trách bên ngân hàng kiểm tra lại hộ nhé 
 

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY

– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp.

– Dạy kèm riêng kế toán theo mọi nhu cầu

– Dịch vụ kế toán cho các công ty giá rẻ uy tín

– Hotline 0973.761.751 (Inbox Zalo)

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x