Trung tâm kế toán Hà Nội xin chia sẻ một vài tình huống thuế giá trị gia tăng giúp các bạn kế toán nắm bắt kịp thời các quy định mới về chính sách thuế, quy định mới về Thuế GTGT hơn như sau:
Câu hỏi: Hướng dẫn về chứng từ nộp tiền thuế GTGT hàng xuất khẩu được quy định như thế nào?
Trả lời: Tại công văn số 36/TCT-CS ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Tổng cục thuế trả lời công văn số 453/CT-TTr ngày 21/0/2012 của Cục Thuế tỉnh bạc Liêu đề nghị hướng dẫn về chứng từ nộp tiền thuế GTGT hàng xuất khẩu bị trả lại thanh toán bằng hình thức nộp tiền mặt vào tài khoản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Mục III, Phần C Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính quy định thủ tục nộp thuế như sau:
“2.1. Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản.
Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
2.2. Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt:
– Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
– Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế; các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính”.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư số
28/201 I/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục nộp thuế:
“Người nộp thuế nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nơi thu tiền thuế có trách nhiệm hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.
a) Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt:
– Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc nhà nước chưa thực hiện Dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.
– Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại Kho bạc nhà nước đã thực hiện Dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng được phép thu tiền mặt thì các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của bộ Tài chính”.
Tại điểm 1.3 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT hướng dẫn:”1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT”.
Căn cứ các quy định trên thì người nộp thuế nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Theo trình bày của Cục thuế tỉnh Bạc Liêu, trường hợp Công ty Cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Phương Anh xuất khẩu hàng hóa nhưng bị phía nước ngoài trả lại thì thuế GTGT đầu vào của lô hàng bị trả lại đề nghị Cục thuế tỉnh Bạc Liêu rà soát, hướng dẫn thực hiện theo quy định. Công ty Cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Phương Anh nhập khẩu lại lô hàng và đã nộp vào Ngân sách Nhà nước đối với số tiền thuế GTGT hàng bị trả lại tại khâu nhập khẩu bằng tiền mặt thì chứng từ nộp thuế này được kê khai, khấu trừ theo quy định tại điểm 1.3 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.
Câu hỏi: Lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa tiêu dùng nội bộ như thế nào?
Trả lời: Công ty CPĐT Khoáng sản Quảng Ngãi (Công ty) có hoạt động chế biến đất đá nguyên liệu, đá xây dựng… vừa bán ra vừa xuất dùng phục vụ để san lấp mặt bằng cho dự án phục vụ hoạt động kinh doanh bất động sản thì khi Công ty xuất dùng đất đá nguyên liệu, đá xây dựng cho hoạt động kinh doanh bất động sản, thì phải lập hóa đơn như hướng dẫn tại công văn số 58/TCT-CS ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Tổng cục Thuế như sau:
Căn cứ tại điểm 1.3 mục I phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế GTGT quy định:
“1.3. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT”.
Căn cứ tại điểm 2.6 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
“2.6. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
a) Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần.
Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho”.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty CPĐT Khoáng sản Quảng Ngãi (Công ty) có hoạt động chế biến đất đá nguyên liệu, đá xây dựng… vừa bán ra vừa xuất dùng phục vụ để san lấp mặt bằng cho dự án phục vụ hoạt động kinh doanh bất động sản thì khi Công ty xuất dùng đất đá nguyên liệu, đá xây dựng cho hoạt động kinh doanh bất động sản, Công ty đã sử dụng hóa đơn GTGT là đúng quy định. Công ty không phải điều chỉnh doanh thu nội bộ.
Câu hỏi: Dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (dịch vụ T-VAN) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không chịu thuế GTGT, nếu chịu thuế GTGT thì thuế suất là bao nhiêu %?
Trả lời: Cục Thuế TP. Hà Nội có vướng mắc về thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (dịch vụ T-VAN), vấn đề này Tổng cục Thuế có công văn số 203/TCT-CS ngày 16 tháng 01 năm 2013 trả lời như sau:
Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật công nghệ thông tin quy định:”Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”
Tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT có:”Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng, trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế quy định:”Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (sau đây gọi là dịch vụ T-VAN): là dịch vụ truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu điện tử về thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế để thực hiện đăng ký thuế điện tử và khai thuế điện tử.”
Ngày 01/11/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến tại công văn số 3100/BKHCN-CNC như sau:
“Trong khuôn khổ liên quan đến dịch vụ T- VAN, dịch vụ phần mềm được hiểu là hoạt động cài đặt, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm dịch vụ T- VAN. Sau khi được cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm dịch vụ T- VAN, người sử dụng dịch vụ T- VAN (người nộp thuế) sử dụng phần mềm dịch vụ T- VAN để đăng ký thuế, khai thuế, lưu trữ, tra cứu thông tin thuế… đây là các hoạt động thường xuyên theo yêu cầu giao dịch trong lĩnh vực thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.
Các doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ T- VAN có thể đồng thời có thể đồng thời cung cấp cả 2 dịch vụ: dịch vụ phần mềm và dịch vụ T- VAN.
Như vậy, dịch vụ T- VAN không phải là dịch vụ phần mềm.”
Căn cứ quy định nêu trên và ý kiến của Bộ Khoa học và
Công nghệ thì dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (dịch vụ T-VAN) không phải là dịch vụ phần mềm, do đó dịch vụ T-VAN thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên.
Để lại một bình luận