KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ lại cho chị em nhà kế về: ĐIỀU CHỈNH SỐ LIỆU SAU KHI QUYẾT TOÁN THUẾ
1. Doanh nghiệp sau thanh tra thuế phát hiện các sai sót trọng yếu hoặc không trọng yếu về số dư các tài khoản thì xử lý như thế nào?
2. Kế toán cần xử lý việc điều chỉnh sau thanh tra thuế ra sao?
3. Doanh nghiệp sau thanh tra thuế thường có xảy ra các khoản phạt, và truy thu thuế?
4. Xử lý các khoản phạt và truy thu thuế như thế nào? Hạch toán ra sao?
Mình sẽ chia sẻ với các bạn cách xử lý, điều chỉnh số liệu sau khi Quyết toán thuế.
I. Hạch toán sau thanh tra thuế
1. Căn cứ biên bản quyết định phần kết luận của thanh tra thuế tại Doanh nghiệp
2. Việc truy thu thuế có nhiều hướng giải quyết; Có các hướng xử lý như sau:
2.1. Phần 01: Hạch toán các khoản truy thu
2.1.1. Đối với DN Tư nhân & Công ty TNHH MTV: Do những Công ty này do 1 cá nhân làm chủ tính chất quy mô nhỏ sổ sách làm với thuế là chính yếu.
– Nếu năm trước đó Công ty đang LÃI, đang dư Có TK 4211 thì:
+ Nợ TK 4211/Có TK 3334 = Tiền truy thuế TNDN
+ Nợ TK 4211/Có TK 3339 = Tiền phạt
+ Nợ TK 4211/Có TK 33311 = Tiền truy thuế GTGT
+ Nợ TK 4211/Có TK 3335 = Tiền truy thuế TNCN
– Khi nộp:
Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335/Có TK 111, 112.
=> Chú ý: Trường hợp này làm cho số liệu trên Báo cáo KQKD không khớp với Số dư TK 421 trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái).
– Nếu năm trước đó đang LỖ Nợ TK 4211 thì:
+ Nợ TK 811/Có TK 3334 = Tiền truy thuế TNDN
+ Nợ TK 811/Có TK 3339 = Tiền phạt
+ Nợ TK 811/Có TK 3339 = Tiền truy thuế GTGT
+ Nợ TK 811/Có TK 3335 = Tiền truy thuế TNCN
– Khi nộp {Báo cáo KQKD không khớp với Số dư TK 421 trên Sổ sách (CĐPS, Sổ cái)}:
+ Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335/Có TK 111, 112.
+ Kết Chuyển Nợ TK 911/Có TK 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế
2.1.2. Đối với Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên, cổ phần,…
– Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc quyết định xử lý kết quả thanh tra: Do Công ty có quy mô lớn hệ thống sổ sách phải đảm bảo yêu cầu với thuế và giải trình cổ đông.
– Nếu chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước: Nếu năm trước đó Công ty đang LÃI đang dư Có TK 4211 thì:
Nợ TK 4211/Có TK 3339, 3334, 33311, 3335 làm giảm lợi nhuận chưa phân phối năm trước đó.
– Nếu ko chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để chia chác cổ tức:
+ Nợ TK 811/Có TK 3339, 3334, 33311, 3335
+ Kết chuyển Nợ TK 911/Có TK 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN năm => Xuất toán khoản này vào B4 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế.
Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về Thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
II. Phần 02: Điều chỉnh thuế GTGT
– Điều chỉnh KHBS của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và đồng thời ở thời điểm kỳ hiện tại nhập vào Chỉ tiêu [37] = ? của Tờ khai kỳ hiện tại khi có Quyết định thanh tra thuế.
Hạch toán khoản giảm VAT này của TK 1331 này như sau:
Nợ TK 811, 642, 242,… hoặc Nợ TK 4211/Có TK 1331 = ?
III. Phần 03: Tham khảo thêm cách xử lý của cơ quan thuế hướng dẫn
Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp lớn ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
1. Hạch toán số thuế phải truy thu thêm:
Trường hợp năm 2018, Công Ty A được Chi Cục thuế Quận Z kiểm tra quyết toán thuế các niên độ từ năm 2015 đến năm 2017, phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, Công Ty A hạch toán:
– Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
– Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm:
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty phải trả:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
2. Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công Ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán từ năm 2015 đến năm 2017, thì Công Ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
=> Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại Tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
IV. Phần 04: Xử lý chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt hoặc khác
1. Tài Khoản: Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán.
a. Phản ánh giá trị hàng hóa thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 156 – Hàng hóa
b. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (Nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu do cá nhân gây ra phải trừ vào lương)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
=> Theo đó: Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hóa bất kỳ ở khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào nguyên nhân đã được xác định để xử lý và hạch toán:
– Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm; Do quên ghi sổ,… thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
– Nếu hàng hóa thừa là thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, thì giá trị hàng hóa thừa ghi Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Sau đó khi trả lại hàng hóa cho đơn vị khác ghi có TK 002.
– Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
– Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý hàng hóa thừa, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các Tài khoản liên quan
2. Tài Khoản 152: Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán.
– Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
– Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
* Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết)
– Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các Tài khoản liên quan
– Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
3. Tài Khoản 155: Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán.
– Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
– Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý.
+ Nếu thiếu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 155 – Thành phẩm. dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
+ Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi sổ theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112,… (Nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Có TK 138 – Phải thu khách hàng (1381).
– Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
+ Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
+ Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:
./. Nếu thừa, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
./. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có các Tài khoản liên quan
4. Tài Khoản 153: Công cụ, dụng cụ
Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau.
– Nếu thừa, thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
– Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Khi có quyết định xử lý; Nếu người làm mất, hỏng phải bồi thường, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 138 – Phải thu khách (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
– Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan.
5. Các tài khoản khác xử lý tương tự:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK – Các tài khoản sai sót: 111, 112,…
– Khi có quyết định xử lý: Nếu người làm mất, hỏng phải bồi thường, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 138 – Phải thu khách (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Nợ TK liên quan khác
Có TK 138 – Phải thu khác (1381).
– Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 111, 112,… – Các tài khoản thừa cần xử lý
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
– Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan.
Bùi Thúy Hà.
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng kế toán theo mọi nhu cầu
– Dịch vụ kế toán cho các công ty giá rẻ uy tín
– Hotline 0973.761.751 (Inbox Zalo)
Leave a Reply