1

Cách kiểm tra dữ liệu trên Misa

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Chia sẻ lại cho anh chị em nhà kế chúng mình về bái viết mà mình tham khảo được rất hay về: KIỂM TRA DỮ LIỆU TRÊN MISA NHANH VÀ HIỆU QUẢ

Các bước xử lý dữ liệu thô hay chốt sổ trên phần mềm misa:
Bước 1: Trước tiên khi nhận 1 dữ liệu chúng ta nên kiểm tra các thông tin của dữ liệu bằng cách vào tệp/thông tin dữ liệu.
Kiểm tra các thông tin như sau:
+ Thông tin về chế độ kế toán
+ Phương pháp tính giá xuất kho để nắm cơ bản về dữ liệu.

Bước 2: Tiếp theo chúng ta phải chắc chắn rằng dữ liệu kế toán đã được tính giá xuất kho cho tất cả các phiếu xuất kho và thực hiện các thao tác cuối năm như: tính khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước và tính giá thành nếu có.

Bước 3: Kế đến chúng ta sẽ kiểm tra độ chính xác của dự liệu bằng cách kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản.
Chúng ta sẽ in bảng cân đối tài khoản bậc 3 của nguyên năm tài chính 2023

Nào chúng tà cùng nhau kiểm tra từng tài khoản nhé!
Tài khoản 111
Các bạn khi in bảng cân đổi tài khoản sau đó để ý được số tiền 1111 trên bảng cân đối số tiền này là số tiền mặt của doanh nghiệp còn tồn tại quỹ, thường lưu ý nếu những doanh nghiệp có phát sinh chi phí lãi vay trong kỳ thì số tiền mặt tồn quỹ không nên để quá cao. Sau đó chúng ta sẽ tích chuột vào tài khoản 1111 để phần mềm hiện lên sổ chi tiết tài khoản 1111, các bạn kiểm tra lại trong kỳ xem có phát sinh dòng nào bị âm hay không? Nếu có chúng ta có thể xử lý bút toán âm tại thời điểm này bằng bút toán mượn tạm tiền của giám đốc sau đó khi nào quỹ đủ thì sẽ trả lại.
Lưu ý đối với những trường hợp mượn tiền để chi trả này chúng ta vẫn phải làm hợp đồng mượn tiền nhưng không được hạch toán chi phí lãi vay nhé.

Tài khoản 112
Đối với tài khoản 112 trước tiên chúng ta cộng toàn bộ sổ phụ của ngân hàng số cuối kỳ xem có bằng số của của tài khoản 112 trên bảng cân đối hay không? Sau đó các bạn vào báo cáo/ ngân hàng/sổ tiền gửi ngân hàng rồi so sánh với sổ phụ của từng ngân hàng nhé.

Tài khoản 131; 331
Đối với tài khoản phải thu khách và trả NCC hàng các bạn nhớ phải thực hiện các thao tác đối trừ chứng từ hoặc bù trừ công nợ nếu có nhé. Công việc cuối kỳ các bạn phải gửi xác nhận công nợ đối với khách hàng nếu cần và đối chiếu số tiền trên tổng hợp phải thu, phải trả khách hàng và tài khoản 131;331 trên bảng cân đối.

Tài khoản 1331;33311
Đối với tài khoản thuế đầu vào này các bạn sẽ phải đảm bảo đã thực hiện thao tác khấu trừ thuế trong năm trước khi kiểm tra, các bạn so sánh số dữ cuối kỳ của 1331 trên bảng cân đối nếu còn dư sẽ tương ứng với số thuế còn được khấu trừ của tờ khai quý 4 năm trước
Cộng toàn bộ số phát sinh bên Nợ 1331; Có 3331 phải bằng số phát sinh đầu vào và đầu ra của các tờ khai thuế GTGT trong kỳ. Cái này thuế sẽ kiểm tra kỹ khi quyết toán.
Khi lệch các bạn có thể kiểm tra chi tiết bằng cách in báo cáo đối chiếu giữa bảng kê thuế và sổ cái để tìm ra chứng từ lệch.

Tài khoản 141
Tài khoản này thì không có sổ để đối chiếu nhưng các bạn lưu ý đối với tài khoản này thì những khoản tạm ứng mua hàng trong kỳ phải được hoàn trả hoặc cần trừ vào lương để tất toán tài khoản 141. Tốt nhất không nên có số dư cho tài khoản này vào năm sau.
Các tài khoản hàng tồn kho 152;155;156
Đối với các tài khoản hàng tồn kho các bạn kiểm tra bằng cách so sánh số liệu của số cuối kỳ trên bảng cân đối và số cuối kỳ của bảng tổng hợp tồn kho của từng kho tương ứng.
Nếu lệch các bạn có thể in báo cáo đối chiếu giữa sổ kho và sổ cái để kiểm tra.

Tài khoản 211 và 214
Đối với hai loại tài khoản này các bạn sẽ phải so sánh số liệu Nợ của 211 và Có 214 phải khớp với số ghi tăng và tính khấu hao trên phân hệ tài sản cố định. Nếu lệch phải kiểm tra lại chứng từ ghi tăng hoặc chứng từ tính khấu hao.
Khi lệch các bạn có thể in báo cáo đối chiếu số tài sản và sổ cái để tìm ra lệch ở đâu.

Tài khoản 242
Các bạn cũng sẽ phải thực hiện thao tác đối chiếu số liệu phát sinh Nợ và Có của tài khoản 242 với sổ phân hệ ghi tăng và phân bổ , số tiền ở cột tổng của hai phân hệ này sẽ phải bằng số tiền trên bảng cân đối tài khoản.
Cuối cùng là các khoản loại 5 và loại 6. Đối với các tài khoản này các bạn nhớ rằng một khi đã thực hiện thao tác kết chuyển lãi lỗ thì các tài khoản này không được phép có số dư.
Chúng ta cũng sẽ tích chuột vô từng tài khoản để xem qua những nghiệp vụ phát sinh trong kỳ đã được hạch toán đúng bản chất và nội dung tài khoản hay chưa?
Như vậy sau khi kiểm tra vòng dữ liệu chúng ta đã có thể tự tin hơn về dữ liệu của mình.
Chúc các bạn có một mùa quyết toán thành công.
NẾU THẤY HAY HÃY CHIA SẺ NHÉ!
St

——–0——–

– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x