Trung tâm đào tạo – CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ
CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 153 – CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tài khoản 153 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.
>>> Tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ
Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công cụ dụng cụ:
I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Mua công cụ, dụng cụ nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của công cụ, dụng cụ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Số thuế GTGT đầu vào) (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
– Đối với công cụ, dụng cụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
2. Trường hợp công cụ, dụng cụ mua về đã nhập kho được hưởng chiết khấu thương mại, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,. . .
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Số chiết khấu thương mại được hưởng)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
3. Công cụ, dụng cụ mua về được người bán giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng, khoản được giảm giá, ghi:
Nợ các TK 111, 112; hoặc
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có).
4. Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (Thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán).
5. Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chiết khấu thanh toán được hưởng).
6. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh:
6.1. Nếu giá trị công cụ, dụng cụ không lớn, tính vào sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).
6.2. Nếu giá trị công cụ, dụng cụ lớn, sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc xuất dùng bao bì luân chuyển, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, khi xuất kho công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị lớn)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).
– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ các TK 154, 241, 642,. . .
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
7. Đối với công cụ, dụng cụ cho thuê:
– Khi xuất kho công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho thuê vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
– Nhận lại công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1533)
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh)
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh).
8. Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau:
8.1. Nếu thừa, thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
8.2. Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
Khi có quyết định xử lý: Nếu người làm mất, hỏng phải bồi thường, ghi;
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 138 – Phải thu khách (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381).
8.3. Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan.
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
2. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 611 – Mua hàng.
Leave a Reply