1

Cách hạch toán tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và xin chia sẻ

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 154 – CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DANG DỞ

cach-hach-toan-tk154

Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi, trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.

>>> Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI xin đưa ra một số nghiệp vụ hạch toán Tài khoản 154 như sau:
* Đối với ngành công nghiệp:
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong ngành công nghiệp dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng, hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thuê ngoài gia công, chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.
1. Chỉ được hạch toán vào Tài khoản 154 những nội dung chi phí sau:
– Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
– Chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cung cấp dịch vụ;
– Chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
2. Tài khoản 154 ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.
Hướng dẫn định khoản tài khoản 154 trong ngành công nghiệp
I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152, 153.
– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ 142, 242
Có TK 153 – Công cụ dụng cụ
– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 142 hoặc 242.
2. Mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331, 141, 111, 112….
3. Mua nguyên liệu, vật liệu (không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 331, 141, 111, 112.
4. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
5. Tiền lương tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
6. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo quy định, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).
7. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
8. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
9. Nhập kho giá trị nguyên vật liệu gia công chế biến xong, ghi:
Nợ TK 152 – Thành phẩm
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
10. Nhập kho sản phẩm hoàn thành, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
11. Khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 631 – Giá thành sản xuất.
2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

* Đối với ngành nông nghiệp
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong ngành nông nghiệp dùng để tập hợp tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các hoạt động nuôi trồng hoặc chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ nông nghiệp.
Hạch toán TK 154 trong ngành nông nghiệp cần chú ý:
1. Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo ngành kinh doanh nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,. . .), theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, đội sản xuất) chi tiết theo từng loại cây con và từng loại sản phẩm, từng sản phẩm hoặc dịch vụ.
2. Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm nông nghiệp được xác định vào cuối vụ thu hoạch, hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.
3. Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:
– Cây ngắn ngày (Lúa, khoai, sắn,. . .);
– Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần (Dứa, chuối,. . .);
– Cây lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả,. . .).
Đối với các loại cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hoặc trồng năm nay, năm sau mới thu hoạch, hoặc loại cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng một năm, . . . thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác, của diện tích này với diện tích khác, của năm trước với năm nay và năm sau,. . .
4. Không phản ánh vào tài khoản này chi phí khai hoang, trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.
5. Về nguyên tắc, chi phí sản xuất ngành trồng trọt được hạch toán chi tiết vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với một số loại chi phí có liên quan đến nhiều đôi tượng hạch toán, hoặc liên quan đến nhiều vụ, nhiều thời kỳ thì phải phản ánh trên các tài khoản riêng, sau đó phân bổ vào giá thành của các loại sản phẩm liên quan như: Chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và trồng mới năm đầu của những cây trồng một lần, thu hoạch nhiều lần (Chi phí này không thuộc vốn đầu tư XDCB),. . .
6. Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng xen từ hai loại cây nông nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến loại cây nào thì tập hợp riêng cho loại cây đó (như: Hạt giống, chi phí gieo trồng, thu hoạch,. . .), chi phí phát sinh chung cho nhiều loại cây (Chi phí cày bừa, tưới tiêu nước,. . .) thì được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng, hoặc theo một tiêu thức phù hợp.
7. Đối với cây lâu năm quá trình từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm (thu, bói) thì được hạch toán như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ được tập hợp chi phí ở TK 241 “XDCB dở dang”.
Chi phí cho vườn cây lâu năm trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm các chi phí cho khâu chăm sóc, khâu thu hoạch.
8. Khi hạch toán chi phí ngành chăn nuôi trên Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau:
– Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,. . .), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;
– Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;
– Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào Tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;
– Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,. . .
9. Phần chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TK 154 trong ngành nông nghiệp

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152, 153.
2. – Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 142 hoặc 242.
3. Tiền lương tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
4. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo quy định, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).
5. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
6. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
7. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ( Phân súc vật, rơm, rạ…)
Nợ TK 111 – Tiền mặt, hoặc
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
8. Giá trị súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản. ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
9. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
10. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp.

* Đối với ngành kinh doanh dịch vụ:
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,. . . Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành sản xuất của khối lượng dịch đã thực hiện.
Hạch toán tài khoản 154 trong ngành kinh doanh dịch vụ cần chú ý:
1. Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác. . .), vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không, vận tải đường ống. . .
Tài khoản 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (Vận tải hành khách, vận tải hàng hóa,. . .) theo từng đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.
Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng. Vì vậy, hàng tháng các đơn vị vận tải ô tô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (Chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
2. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
3. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,. . .
4. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, Tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: Hoạt động ăn, uống, dịch vụ buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (Giặt, là, cắt tóc, điện tín, thể thao,. . .).
Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 ở các đơn vị thuộc ngành kinh doanh dịch vụ tương tự như đối với ngành công nghiệp. Ngoài ra cần chú ý:
Nghiệp vụ kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và đã chuyển giao xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x