KẾ TOÁN HÀ NỘI tham khảo và chia sẻ lại cho ace nhà Kế về: Hướng dẫn cách hạch toán hàng mua về sau đó phải gia công, chế biến lại
Tìm hiểu cách hạch toán hàng hóa mua về; Sau đó phải gia công, chế biến lại theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Trường hợp hàng mua vào cần phải gia công, chế biến lại trước khi xuất bán để tăng giá trị hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hóa; Kế toán phải tổ chức theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình gia công hàng hóa, từ khi đem hàng đi gia công đến khi gia công xong nhập kho hoặc chuyển bán thẳng => Sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để theo dõi các khoản chi phí liên quan đến gia công, chế biến hàng hóa. Cụ thể như sau:
1. Khi hàng mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại, ghi:
Nợ TK 154: Trị giá hàng mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (Không gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua.
2. Nếu xuất kho hàng hóa đem đi gia công, ghi:
Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa đem đi gia công, chế biến lại
Có TK 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 156: Trị giá hàng hoá xuất kho (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
3. Các chi phí liên quan
Nếu trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa có phát sinh chi phí như: Chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền công,…, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng
4. Hàng gia công, chế bến xong
Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng, ghi:
Nợ TK1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công, chế biến lại (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa gửi bán thẳng sau khi gia công, chế biến lại
Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại
Có TK 154: Trị giá hàng hoá gia công, chế biến đã hoàn thành.
* Ví dụ: Ngày 15/3/2021, xuất kho một số hàng hóa trị giá 100 triệu đồng đem đi gia công. Chi phí gia công chế biến đã thanh toán bằng tiền mặt là 16,5 triệu đồng (Bao gồm cả thuế GTGT 10%). Số hàng gia công được xử lý như sau:
– Bán thẳng: 20 triệu đồng.
– Gửi bán: 50 triệu đồng.
– Còn lại nhập kho.
Với số liệu trên kế toán phản ánh như sau:
– Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá hàng xuất kho đi gia công, ghi:
Nợ TK 154: 100 triệu đồng
Có TK 1561: 100 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 156: 100 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
– Căn cứ vào hóa đơn và chứng từ liên quan, phản ánh chi phí gia công, ghi:
Nợ TK 154: 15 triệu đồng
Nợ TK 1331: 1,5 triệu đồng
Có TK 111: 16,5 triệu đồng.
– Khi gia công xong:
(+) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phản ánh trị giá hàng bán thẳng, ghi:
Nợ TK 632: 20 triệu đồng
Có TK 154: 20 triệu đồng.
(+) Căn cứ vào phiếu gửi hàng bán, ghi:
Nợ TK 157: 50 triệu đồng
Có TK 154: 50 triệu đồng.
(+) Căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 1561: 45 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 156: 45 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 154: 45 triệu đồng.
————0————
✅ Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
✅ NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
✅ Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
➡ Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Hotline 033.843.2288
Để lại một bình luận