KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU TỪ CON SỐ 0
Khóa học này sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi như:
- Chưa biết gì về kế toán thì có học được không, học xong có làm được việc không?
- Đã học ngành kế toán ra trường nhưng làm trái ngành, nghỉ sinh, đi lấy chồng,…nên bị rơi rụng mất gốc rồi thì có khóa không?
- Khóa này là khóa tổng hợp hay khóa gì, có dạy thực hành thực tế trên máy, trên phần mềm không hay chỉ dạy lý thuyết?
- Mình muốn học thực tế để học xong có thể đi làm được ngay, xử lý được công việc ngay.
- Anh/chị chưa biết gì kế toán muốn học kèm riêng 1-1 để về làm cho công ty của anh chị luôn?..
- Mình không có thời gian học trực tiếp tại trung tâm có dạy Online không?
- …
KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP xin giới thiệu khóa học kế toán tổng hợp từ A-z cho các bạn để các bạn học xong là có thể xử lý được ngay công việc, đi làm đi xin việc luôn được nhé. Học xong các bạn được cấp luôn CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN sau khóa học luôn nữa nhé.
❤ BÍ KÍP TỪ 1 NGƯỜI CHƯA BIẾT KẾ TOÁN MUỐN LÀM ĐƯỢC KẾ TOÁN THÌ PHẢI LÀM SAO??? (CHIA SẺ THẬT TÌNH)❤️
❓❓CÂU HỎI: Tôi là 1 người không biết gì về kế toán thì làm sao để tôi có thể biết làm được kế toán trong 1 thời gian ngắn tầm 2-3 tháng không????
TRẢ LỜI: 100% LÀ ĐƯỢC. CHỈ CẦN THỰC HIỆN THEO CÁC BƯỚC SAU.
✍Bước 1: Có tinh thần tự học cao. Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu (những thông tư, công văn, chính sách của nhà nước cũng như những chính sách của Công ty). Không cần phải có kỷ năng ăn nói như Kinh doanh làm gì (Nếu có thì càng tốt).
ð Bạn nào mà cảm thấy mình không có những kỷ năng trên thì tốt nhất không làm kế toán.
✍Bước 2: Muốn biết làm kế toán trong khi mình chưa biết gì về kế toán thì 100% phải tham gia 1 khóa học kế toán tổng hợp trực tiếp hoặc online để nắm được Công việc của 1 người làm kế toán là làm những công việc gì.
✍Bước 3: Trong quá trình học thì chịu khó làm bài và thực hành đầy đủ từng chương. Không bỏ sót chương nào. Khi đọc thì cần đọc chậm và suy nghĩ phải hiểu rõ những gì trong sách viết. Cái nào không rõ thì hỏi thầy liền. Nếu không tiện thì đăng trong group kín để hỏi thầy.
✍Bước 4: Học trên trường chưa đủ thời gian thì về nhà phải xem lại bài , làm đi làm lại thì sẽ quen dần. Công việc gì cũng vậy. Tính chất lặp đi lặp lại là mình sẽ nhớ. VÀ 1 NGUYÊN TẮC CÁC BẠN CẦN NHỚ LÀ PHẢI VIẾT RA (KHÔNG NÊN ĐỌC CHAY KHÔNG THÌ SẼ QUÊN).
✍Bước 5:Bạn làm được 4 bước trên là bạn đã tự tin 80% về khả năng làm được kế toán rồi đó.
✍Bước 6: Học học nữa, học mãi. Do đó, chịu khó tham gia các group facebook về chủ đề liên quan đến Kế toán, Thuế, BHXH, Hải quan…Để học hỏi từng Case Study cụ thể trong các group thì tự nhiên Kiến thức của mình sẽ nâng tầm lên rõ ràng. Kết bạn và theo dõi những chuyên gia về lĩnh vực kế toán, thuế, BHXH, Chữ ký số,,phần mềm… để học hỏi những bài viết chuyên môn của họ có liên quan đến nghề nghiệp của mình.
✍Bước 7: Vậy là kiến thức kế toán, thuế, BHXH các bạn đã nắm rồi từ bước 1 đến bước sáu. Thì các bạn không có gì phải lo lắng cả. Nhưng muốn làm được kế toán tại Công ty bất kỳ nào thì các bạn phải xem bước tiếp theo. (Từ bước thứ tám trở đi).
✍Bước 8: Khi được tuyển vào Công ty thì các bạn cần phải thực hiện những bước này trước tiên
-Nắm rõ Sơ đồ tổ chức công ty
-Nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
-Nắm rõ hiện tại Công ty đang có những quy trình, quy định nào liên quan đến nghiệp vụ xảy ra trong công ty mà ảnh hưởng đến tiền
– Nắm rõ những quy định của nhà nước liên quan đến Thuế, BHXH, Công đoàn, Lao động bằng cách chún gta phải nghiên cứu (Luật, Nghị định, Thông tư, Công văn của nhà nước)
-Từ đó mới tìm hiểu Sơ đồ tổ chức phòng kế toán. Cũng như là bảng mô tả công việc của từng người trong phòng kế toán
-Chúng ta làm kế toán viên phần hành nào thì chúng ta chỉ cần tập trung vào những công việc liên quan đến phần hành công việc của chúng ta để chúng ta làm tốt phần hành công việc đó. Sau 1 đến 2 năm thì chúng ta sẽ được kế toán trưởng luân chuyển công việc của chúng ta để chúng ta hiểu hơn từng phần hành khác=> Từ đó mới thăng chức thành kế toán tổng hợp=> Rồi trở thành kế toán trưởng.
CÁC BẠN XEM VÍ DỤ BÊN DƯỚI LÀ CÁC BƯỚC ĐỂ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC KẾ TOÁN PHẦN HÀNH THANH TOÁN (TỪ ĐÓ SẼ HIỂU CÁC BƯỚC LÀM CỦA KẾ TOÁN TỪNG PHẦN HÀNH KHÁC)
• Thứ nhất: Các bạn cần phải biết mình đang theo dõi và hạch toán những tài khoản nào? Vậy với ví dụ là VỊ TRÍ KẾ TOÁN THANH TOÁN thì các bạn phải khẳng định với kế toán trưởng hoặc người kế toán mà đang phỏng vấn bạn lại 1 lần nữa xem có đúng với suy nghĩ của mình hay không (Bởi vì nhiều khi để tuyển dụng là ví trí kế toán thanh toán nhưng làm rất nhiều việc khác…). Vậy với ví trí kế toán thanh toán mà nhà tuyển dụng đưa ra là muốn chúng ta hạch toán và theo dõi cả bên nợ và Bên có của 3 TK sau: TK 111;112;113 (Và đương nhiên là phải hạch toán kế toán kép rồi, tức là một khi hạch toán bên nợ của 111 là chúng ta phải hạch toán luôn tài khoản đối ứng với bên Nợ 111. Không thể nào mà chúng ta chỉ hạch toán bên Nợ 111 mà không hạch toán tài khoản đối ứng được. Bởi vì nguyên tắc hạch toán kế toán là nguyên tắc hạch toán kế toán kép tức là vừa ghi nợ và vừa ghi có của 1 nghiệp vụ đã xảy ra).
❗❗❗❗Lưu ý: nếu các bạn mà tuyển dụng vào Công ty mà có 1 mình làm kế toán. Thì đương nhiên các bạn phải hạch toán và theo dõi từ loại 1 đến loại 9 rồi mà không cần phải chia nhỏ ra thành kế toán từng phần hành (Vì công ty nhỏ). Khi công ty các bạn đã đủ lớn thì lúc này 1 người làm kế toán không hết việc thì mới nghỉ đến tuyển kế toán để phụ để phân chia việc nhau mà làm (lúc này mới xảy ra kế toán từng phần hành).
• Thứ hai: Sau khi đã biết được mình hạch toán và theo dõi những tài khoản nào rồi thì mình cần phải biết công việc cuối cùng của kế toán phần hành mình đang phụ trách là gì (Tức là hỏi báo cáo cuối cùng của phần hành mình phụ trách là gồm những báo cáo nào). Vì như các bạn đã biết, công việc cuối cùng của người làm kế toán là báo cáo. Muốn biết được gồm những loại báo cáo nào thì các bạn dựa ngây vào tài khoản mình theo dõi thì mình sẽ biết được những loại báo cáo nào . Ví dụ như bên trên là Ví trí kế toán thanh toán đang theo dõi những tài khoản 111;112;113 thì sẽ có những báo cáo sau:
+Báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Tuỳ theo yêu cầu của Sếp mà mình có thể báo cáo bất cứ lúc nào
+Báo cáo thu chi tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng
+Báo cáo tiền đang chuyển
Lưu ý: Các bạn phải đảm bảo về báo cáo mà các bạn báo cáo cho Sếp là đúng. Đúng ở đây là đúng về mặt số liệu. Đúng về tính có thực của tài sản và nguồn vốn mà mình theo dõi (Ví dụ tiền là đếm được thì chúng ta phải đảm bảo là thủ quỹ đang giữ số tiền mà chúng ta báo cáo. Vậy chúng ta phải kiểm kê…. Khoản phải thu khách hàng thì chúng ta phải gửi thư xác nhận và đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng, khoản nợ này lâu chưa, nợ quá hạn không…)
• Thứ ba: Sau đó, để đạt được cái thứ hai tức là để có được báo cáo thì bắt buộc 100% phải có sổ sách. Vậy với vị trí kế toán thanh toán thì các bạn phải có sổ sách 111;112;113. Tức là các bạn phải ghi sổ được CẢ BÊN NỢ VÀ BÊN CÓ CỦA 3 TK ĐÓ.
• Thứ tư:Để ghi được bên nợ và ghi được bên có của 111;112;1113 thì bắt buộc 100% anh chị phải có bộ chứng từ (Gồm chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc) ĐÃ XÃY RA của bên nợ và bên có 111;112;113 (Và bộ chứng từ này phải phù hợp theo quy định của nhà nước và theo quy định của Công ty).
❗❗Lưu ý:
+Cái mà các bạn đang quan tâm nữa ở đây là: làm sao để mà có được bộ chứng từ đó thì trong công ty của chúng ta xảy ra nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tác nghiệp giữa các phòng ban như thế nào để công việc được trôi chảy và có 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh (Đây mới là vấn đề các bạn cần quan tâm). Các bạn mà xử lý xong nghiệp vụ thì xem như các bạn đã biết làm kế toán rồi (Vậy nhiệm vụ quan trọng của 1 người làm kế toán là xử lý nghiệp vụ hàng ngày trong công ty để có được bộ chứng từ hoàn thành. Các bạn làm xong công việc này thì xem như vấn đề kế toán đã được giải quyết xong hết 80%. Vì vấn đề hạch toán nợ và có thì đã có thông tư 200 chế độ kế toán và cũng như là đã có trên mạng rất nhiều. Vì trên mạng người ta chỉ cho các bạn cách hạch toán nợ và có chứ người ta không chỉ cho các bạn cách xử lý làm sao có được bộ chứng từ đó).
+Do đó, để xử lý tốt nghiệp vụ giữa các phòng ban thì chắc chắn 100% các bạn phải tìm hiểu quy trình trước. Các bạn có thể xem bài viết tìm hiểu về quy trình tại đây “Công việc đầu tiên của người làm kế toán từng phần hành khi bắt tay vào làm kế toán tại Công ty thì cần tìm hiểu gì trước tiên???
Vậy với vị trị là kế toán thanh toán theo dõi tài khoản 111;112;113. Các bạn cần tìm hiểu những quy trình quy định như sau:
+Quy định về thu chi tiền mặt và Quy định thu chi tiền gửi ngân hàng do công ty ban hành
+Thẩm quyền duyệt chi. (Tức là phân quyền duyệt chi)
+Khi thanh toán thì có liên quan đến hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT đầu vào thì để thuế chấp nhận hoá đơn này thì các bạn cần phải tìm hiểu quy định pháp luật về hoá đơn do nhà nước ban hành cũng như là điều kiện hoá đơn được chấp nhận khấu trừ và điều kiện hoá đơn để được tính chi phí hợp lý, hợp lệ (Các bạn cần tìm hiểu TT39;TT26;TT10; TT219;TT119;TT78;TT151;TT96…)
+Ngoài ra, Các bạn cũng cần lưu ý điểm này để muốn xử lý tốt nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra tại công ty thì bên cạnh việc tìm hiểu theo thứ tự như bên trên để xử lý rồi. Thì các bạn phải biết nguyên tắc này là khi xử lý nghiệp vụ mà liên quan đến cơ quan nào thì các bạn phải tác nghiệp với Cơ quan đó (Ví dụ Ngân hàng; Cơ quan BHXH, Cơ quan lao động, Sổ kế hoạch đầu tư, Cơ quan thuế…), bên cạnh đó nếu nghiệp vụ mà liên quan đến bộ phận trong công ty thì phải tìm đúng phòng đó để mà tác nghiệp và xử lý. Bên cạnh đó các bạn còn có công cụ tìm kiếm Google, mang xã hội facebook là những công cụ rất hữu ích giúp chúng ta xử lý công việc hàng ngày của chứng ta.
• Thứ năm: Muốn có bộ chứng từ xảy ra thì 100% phải có nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra từng phòng ban của Công ty.
KẾT LUẬN:
+Như vậy, khi đi làm thực tế tại công ty thì các bạn phải cứ tuần tự thực hiện theo thứ tự ngược lại Thứ 5=>Thứ 4=> Thứ 3=> Thứ 2=> Thứ nhất. (PHẢI NẮM ĐƯỢC NGHIỆP VỤ BẤT KỲ XẢY RA TRONG CÔNG TY THÌ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO=> ĐỒNG THỜI PHẢI NẮM ĐƯỢC NHỮNG QUY TRÌNH QUY ĐỊNH NỘI BỘ TRONG CÔNG TY LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ ĐÓ CŨNG NHƯ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ ĐÓ (TIÊN LƯƠNG, BHXH, THUẾ)=> CÓ NHƯ VẬY THÌ KẾ TOÁN MỚI KIỂM TRA ĐƯỢC CHỨNG TỪ GỐC. Khi kiểm tra được chứng từ gốc tuân thủ những quy định của Công ty cũng như Quy định của nhà Nước rồi thì chấp nhận chứng từ gốc đó=> Lập chứng từ Ghi sổ. BÀI TOÁN CỦA KẾ TOÁN ĐÃ GIẢI QUYẾT XONG=> CÒN VẤN ĐỀ GHI SỔ VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỂ CHO PHẦN MỀM NÓ LÀM.)
Hải Bùi
———-0———
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ ĐI LÀM NGAY
– NHẬN DẠY KẾ TOÁN CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT GÌ HOẶC MẤT GỐC
– Dạy nâng cao để thành thạo kế toán tổng hợp. Dạy kèm riêng 1-1 kế toán theo mọi nhu cầu
– CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI UY TÍN – GIÁ RẺ CHO DOANH NGHIỆP
– Dạy Trực Tiếp tại các chi nhánh trực thuộc toàn Quốc hoặc Onl Trực Tuyến, Inbox Zalo mình nhé – 0973.761.751 (Hotline)
Để lại một bình luận