1

Hướng dẫn hạch toán khi trả lại vốn góp bằng TSCĐ và các giao dịch liên quan đến Tài khoản

HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN 1-1 xem ngay

LỚP HỌC KẾ TOÁN NỘI BỘ CẤP TỐC xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU xem ngay

Hướng dẫn hạch toán khi trả lại vốn góp bằng TSCĐ và các giao dịch liên quan đến Tài khoản
Căn cứ vào Điều 67, Khoản 3, Thông tư 200/2014/TT-BTC, một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến tài khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 được hạch toán như sau:
1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Nếu nhận vốn góp bằng tiền)
Nợ các TK 121, 128, 228 (Nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)
Nợ các TK 152, 155, 156 (Nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)
Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)
Nợ các TK 331, 338, 341 (Nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)
Nợ các TK 4112, 4118 (Chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 4112, 4118 (Chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
2. Trường hợp Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông
2.1. Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Mệnh giá)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (Mệnh giá)
(Công ty cổ phần ghi nhận chi tiết mệnh giá cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trên TK 41111; Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi trên TK 41112).
2.2. Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (Giá phát hành)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (Mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá phát hành > Mệnh giá)
2.3. Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112
3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu
3.1. Trường hợp Công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
3.2. Trường hợp Công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển, ghi:
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Nếu có)
3.3. Trường hợp công ty Cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Trả cổ tức bằng cổ phiếu), ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Nếu có)
4. Trường hợp Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác (Kể cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)
4.1. Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Nếu có)
4.2. Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 221 – Đầu tư vào Công ty con
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Nếu có)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
5. Trường hợp Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531 – Quỹ khen thưởng
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá phát hành > Mệnh giá)
6. Kế toán cổ phiếu quỹ
6.1. Khi mua cổ phiếu quỹ, kế toán phản ánh theo giá thực tế mua, ghi:
Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ
Có các TK 111, 112
6.2. Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ các TK 111,112 (Giá tái phát hành)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá tái phát hành nhỏ hơn giá ghi sổ)
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (Theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá tái phát hành lớn hơn giá ghi sổ cổ phiếu quỹ)
6.3. Khi Công ty cổ phần hủy bỏ cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá mua lại lớn hơn mệnh giá)
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ (Theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá)
7. Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 412, 414, 418, 421, 441
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TK 4111)
8. Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 153, 211,…
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TK 4118)
Các trường hợp khác mà cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước thì phản ánh quà biếu, tặng, tài trợ vào thu nhập khác.
10. Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TK 4111, 4112)
Có các TK 111, 112
11. Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:
– Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 111, 112, 152, 155, 156,… (Giá trị ghi sổ)
– Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có các TK 211, 213
– Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.
12. Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
– Tại thời điểm phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi)
Có TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi (Phần nợ gốc)
Có TK 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thu được và nợ gốc trái phiếu chuyển đổi)
– Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi)
– Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần (Kể cả trường hợp trái chủ không thực hiện quyền chọn), ghi:
Nợ TK 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
13. Hướng dẫn kế toán tăng, giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trước khi chuyển thành công ty cổ phần
13.1. Đối với tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua kiểm kê”, ghi:
Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Nếu tài sản thừa của người bán)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác(TK 3388)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Đối với tài sản thừa không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu)
13.2. Kế toán chuyển giao vật tư, tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý cho tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ, Công ty nhà nước độc lập khác
– Trường hợp doanh nghiệp chuyển giao vật tư, hàng hóa không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý chưa được xử lý cho Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ, Công ty nhà nước độc lập khác, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có các TK 152, 153, 155
– Trường hợp doanh nghiệp chuyển giao tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý cho Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ, Công ty nhà nước độc lập khác, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
13.3. Kế toán chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi
Đối với tài sản là công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục sử dụng cho mục đích kinh doanh, ghi:
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13.4. Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành Công ty cổ phần: Trước khi chuyển thành Công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải xử lý các khoản nợ phải trả, tùy thuộc từng khoản nợ và quyết định xử lý
– Đối với các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán mà được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ các TK 331, 338,…
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
– Đối với các khoản nợ phải trả phải thanh toán bằng tiền, tài sản, ghi:
Nợ các TK 331, 338,…
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần hao mòn lũy kế TSCĐ dùng để trả nợ)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156, 211, 213,…
– Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản dùng để trả nợ và giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả được xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
13.5. Kế toán xử lý các khoản dự phòng trước khi doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần: Các khoản dự phòng sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn sẽ được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ các TK 229, 352
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13.6. Kế toán xử lý số dư chênh lệch tỷ giá hối đoái (Nếu có)
– Nếu lãi tỷ giá được ghi tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
– Nếu lỗ tỷ giá được ghi giảm vốn nhà nước, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có quyết định khác thì các khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đang phản ánh trong TK 413 được xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
13.7. Kế toán xử lý vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác
– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa vốn đã đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì đơn vị phải xác định lại giá trị vốn đầu tư dài hạn tại thời điểm chuyển giao theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác và chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước khác làm đối tác, căn cứ vào biên bản bàn giao ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có các TK 222, 228,…
13.8. Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi sổ của vốn Nhà nước: Chênh lệch của vốn Nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như là một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được ghi nhận như sau:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13.9. Kế toán chênh lệch tiền thuê đất trả trước: Trường hợp đơn vị đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất hoặc đã nộp trước tiền thuê đất cho nhiều năm trước ngày 01/07/2004 (Ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành) mà có chênh lệch tăng do xác định lại đơn giá thuê đất tại thời điểm định giá đối với thời gian còn lại của Hợp đồng thuê đất hoặc thời gian còn lại đã trả tiền thuê đất thì kế toán ghi nhận như sau:
– Trường hợp tiền thuê đất trả trước đã đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, số chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
– Trường hợp tiền thuê đất trả trước không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, số chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13.10. Kế toán chuyển các nguồn vốn, quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang Công ty cổ phần
Tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần, kế toán chuyển toàn bộ số dư Có Quỹ đầu tư phát triển, Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Chênh lệch đánh giá lại tài sản và Chênh lệch tỷ giá hối đoái sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 412, 413, 414, 418, 421, 441
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13.11. Kế toán tiền thu từ cổ phần hóa
– Khi thu tiền từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
– Khi thu tiền từ phát hành thêm cổ phần để tăng vốn kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Giá phát hành)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (Mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).
13.12. Bàn giao tài sản, vốn cho Công ty cổ phần
– Trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp độc lập: Trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp độc lập, kế toán thực hiện các thủ tục bàn giao theo đúng quy định hiện hành về bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn cho Công ty cổ phần. Toàn bộ chứng từ kế toán, sổ kế toán và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc diện phải lưu trữ được chuyển giao cho Công ty cổ phần để lưu trữ tiếp tục.
– Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Nhà nước độc lập, Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ, Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty: Khi bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn cho Công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần, ghi;
Nợ các TK 336, 411
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần đã hao mòn)
Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341,…
Có các TK 111, 112, 121, 131, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 213, 221, 222,…
13.13. Kế toán tại Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
– Mở sổ kế toán mới: Khi nhận tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn và hồ sơ kèm theo, Công ty cổ phần phải mở sổ kế toán mới (Bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết) để phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn nhận bàn giao.
– Kế toán nhận bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn, ở Công ty cổ phần: Khi nhận bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn, căn cứ vào hồ sơ, biên bản bàn giao, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 121, 131, 138, 141, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 211, 221,…
Có các TK 331, 333, 334, 335, 338, 341,…
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
– Kế toán tại doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc được cổ phần hóa
+ Kế toán tại Công ty mẹ của Tập đoàn có Công ty con được cổ phần hóa: Khi doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn đã được cổ phần hóa, Công ty mẹ căn cứ vào giá trị phần vốn nhà nước bán ra ngoài ghi giảm giá trị khoản đầu tư và giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 221 – Đầu tư vào Công ty con
+ Kế toán tại doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân được cổ phần hóa: Khi đơn vị trực thuộc của Tổng công ty, Công ty đã được cổ phần hóa, Tổng công ty, Công ty căn cứ vào giá trị phần vốn nhà nước bán ra ngoài ghi giảm vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.
– Chuyên cung cấp khóa HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC CHIẾN ĐỂ RA NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
– Dịch vụ kế toán cho các công ty giá rẻ uy tín
– Hotline 0973761751 (Zalo)

LỚP KẾ TOÁN NỘI BỘ ONLINE xem ngay

LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG CẤP TỐC xem ngay

LỚP HỌC CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN TRƯỞNG xem ngay

LỚP KẾ TOÁN CHO GIÁM ĐỐC CHỦ DOANH NGHIỆP xem ngay


    TƯ VẤN MIỄN PHÍ - HỖ TRỢ 24/7

    Nếu bạn đang quan tâm " KHÓA KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC TẾ " thì hãy để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để hỗ trợ bạn.

    Địa chỉ học(*): Hà NộiTP HCMTỉnh Khác

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x